Tại Sao Đá Vỉa Hè Nứt Vỡ Sau 2 Năm Thi Công?

Tại sao đá xanh Thanh Hóa được hình thành sau hàng triệu năm có độ cứng cao. Các chuyên gia cũng đã đưa ra kết luận về độ cứng của đá. Nhưng sau khi đá xanh lát vỉa hè xong thì lại xảy ra sự cố chỉ sau 2 năm. Dù độ bền của đá tự nhiên được nhận định lên đến 70 năm? Cùng Huyenquystone.com.vn tìm hiểu đá vỉa hè nứt vỡ ở ngay bài viết dưới đây nhé!

Nhận định của các chuyên gia về đá vỉa hè nứt vỡ

Đá xanh Thanh Hóa là loại đá tự nhiên có màu sắc đẹp, độ bền cao. Nhiều chuyên gia cho rằng sau hàng triệu năm hình thành và biến đổi chất bên sâu trong lòng đất. Thì đá xanh Thanh Hóa có hạn sử dụng lên đến 70 năm khi được ứng dụng trong các công trình. 

Loại đá này cũng dễ sử dụng và bảo quản. Không quá lo lắng về các tác nhân tự nhiên bên ngoài bởi loại đá này được chính thiên nhiên tạo hoá ban tặng.

Hiện thực về hạn sử dụng của đá xanh lát vỉa hè

Vấn đề trải rộng khắp mặt báo và cũng là vấn đề nan giải của các công trình hiện nay phản ánh về các tuyến đường có vỉa hè bong tróc. Đặc biệt nằm ở các tỉnh thành lớn như Hà Nội. Các công trình có lẽ chỉ mới được thi công sau 2 năm đã xảy ra hiện tượng bong tróc.

Nguyên nhân là vì điều gì mà khiến cho các tuyến vỉa hè vỡ vụn như vậy? Đây là một vấn đề khá nhức nhối sau khi người dân ở các khu vực này phản ánh. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân của các khu vực.

Quá trình khai thác và gia công đá lát vỉa hè

Trước hết, xin khẳng định lại đá khai thác tại Huyền Quý Stone là đá 100% tự nhiên được khai phá từ các núi đá, mang về xưởng gia công và chế tác. Được hình thành từ trăm triệu năm trước, trải qua tự nhiên khắc nghiệt, sự xói mòn của thời gian, nhưng những ngọn núi đá vẫn đứng vững trước phong ba bão táp. Với trọng lượng riêng của đá là 2,9T/m3. 

Đá cho khối lượng cực kỳ nặng. Để tới được tay khách hàng, đá tự nhiên Thanh Hóa trải qua công đoạn gia công phức tạp. 

Đá được lát vỉa hè HN toàn bộ là đá sở hữu kích thước 40x40x4cm băm mặt. Băm mặt ở đây nghĩa là bề mặt được ép gõ xuống liên tục bằng búa băm lên bề mặt. Trải qua quá trình này, nếu như viên đá gặp lỗi om rạn, hay nứt thì đã lọc và được loại ra từ nhà máy. 

Sau quá trình gia công xong, đá được chồng lên nhau, xếp pallet lên xe chở từ Thanh Hóa ra công trình Hà Nội. Với quãng đường xa, xe xóc, đá lại thêm một lần bị lực tác động lớn. Tại công trình, đá được nghiệm thu và cái những viên sứt vỡ. Vậy chỉ bắt buộc nhìn vào công đoạn kể trên, chúng ta có thể thấy đã không thể nứt vỡ được trong giai đoạn sử dụng.

Quá trình thi công và nguyên nhân đá bị vỡ

Qua tìm hiểu, tại những khu vực đá lát bị bong tróc. Lớp lót nền chỉ là lớp cát, hoặc có quá ít xi măng, đây chính là nguyên nhân dẫn đến đá bị bong tróc trong quá trình sử dụng. Đá bong lên sẽ bị gập ghềnh. Ssau thời gian bị tiếp xúc nhiều với xe cộ, đá lát bị vỡ vụn thành nhiều mảnh. Nếu cốt nền là bê tông, lát đá đúng tiêu chuẩn, chúng tôi xin cam đoan đá không bao giờ bị bong tróc và có thể chịu được tải trọng xe container mà không hề hấn gì.

Độ bền của đá tự nhiên có thật là 70 năm?

Qua những phân tích nêu trên, chúng tôi mong khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin về độ bền của đá. Hàng trăm năm nay, những công trình sử dụng đá như đền thờ Taj Mahal nổi tiếng. Được xây dựng từ năm 1653, kim tự tháp Giza được xây dựng. Cách đây 2000 năm vẫn luôn trường tồn mãi với thời gian cho đến ngày nay. Các công trình ở Châu Âu đã nhập khẩu đá xanh đen Thanh Hóa về sử dụng từ cách đây rất lâu rồi. Vậy câu hỏi độ bền của đá có đạt được tới 70 năm. Hay không chúng tôi dành cho quý khách hàng tự trả lời. Bền hay không là do cách chúng ta thiết kế, thi công và sử dụng nó, phải không ạ?

Đá tự nhiên chỉ ổn định trên nền móng ổn định như rải cát phía dưới. Nếu thi công nền không đảm bảo sẽ khiến viên đá lát bị xô lệch, dẫn đến bong tróc và vỡ.

Chỉ nên lát đá ở những tuyến phố đi bộ?

Thật chẳng khó để bắt gặp cảnh tượng xe máy leo lên vỉa hè để đi. Hay cảnh tượng ô tô đậu 1 nửa dưới lòng đường 1 nửa trên vỉa hè. Bạn cũng có thể bắt gặp cảnh tượng những chiếc ô tô đậu gọn gàng trên vỉa hè nhưng đó chính là gara ô tô của họ.

KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, vỉa hè ở các đô thị lớn. Như ở Hà Nội là nơi tập trung rất nhiều đường ống hạ tầng kỹ thuật. Trong đó có cả dây thông tin, cấp điện, cấp nước, thoát nước… . Tác động rất nhiều đến lớp nền của lớp vật liệu hoàn thiện vỉa hè ở trên. Nhưng những khu vực khi thi công không chú trọng đến điều kiện đặc thù này. Cho nên không có giải pháp thích ứng với từng đoạn hè phố cụ thể. Ví dụ như có những rễ cây lớn, họ vẫn cứ để nguyên và tạo ra một lớp bê tông nên gây ra vỡ, lún.

Cần phải nghiên cứu tuyến phố nào phù hợp lát đá. Bởi chỉ đi bộ thì đá rất lâu mới hỏng nhưng ôtô, xe máy đi lên thì sẽ chỉ vài năm là vỡ hết. Còn nếu có lát đá vỉa hè đồng bộ thì chỉ nên chọn những tuyến đường có hạ tầng hoàn chỉnh. Như tại khu vực quận Ba Đình, Hoàn Kiếm… để thực hiện, chứ không phải đường nào cũng làm được. Do đó, kế hoạch thực hiện cần cân nhắc kỹ và thống nhất được việc quản lý đô thị với các ban, ngành liên quan cùng quản lý đá vỉa hè nứt vỡ.

Kết Luận

Nhìn chung, nguyên nhân dẫn đến việc vỉa hè nứt gãy có thể do quá trình thi công. Hay có thể là do địa chất đứt gãy, gây lâu năm rễ cây đẩy lên trên mặt đất. Nguyên nhân khác là do quá trình sử dụng của người dân. Không chấp hành đúng với các quy định của nhà nước trong việc tham gia giao thông.

Để xây dựng công trình công cộng tốn nhiều chi phí, công sức và thời gian. Vậy nên hãy bảo vệ công trình công cộng đặc biệt là vỉa hè tốt nhất có thể từ chính bản thân chúng ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.